TRANG CHỦ > Tin tổng hợp

Hội thảo “Tác động của đại dịch Covid-19 đến chuỗi giá trị nông sản của Việt Nam”

(Ngày đăng tin: 20/11/2020,10:44:52)



Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Bộ Nông nghiệp &PTNT - Ts Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - phát biểu khai mạc hội thảo.

 

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), Bộ Nông nghiệp &PTNT phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo tham vấn kết quả nghiên cứu  về “Tác động của đại dịch Covid-19 đến chuỗi giá trị nông sản của Việt Nam” với sự tham gia của đại diện các cơ quan của Bộ, các viện nghiên cứu và một số tổ chức quốc tế (FAO, CIRAT, JICA).

Nghiên cứu này nằm trong khuôn khổ chuỗi nghiên cứu ảnh hưởng của Covid19 đến xã hội, kinh tế, sản xuất và môi trường của Việt Nam và có ngành nông nghiệp.

Trong nghiên cứu chính về tác động của Covid đến 3 chuỗi giá trị: Gạo và rau quả đã chỉ rõ những tác động tiêu cực đến nông dân như: thiếu hụt đầu vào, giảm sản xuất; những vấn đề về biến động giá và ảnh hưởng đến thu nhập. Tuy nhiên, từ đại dịch Covid19 cũng tạo ra những cơ hội cho sản xuất lương thực do nhu cầu tăng và nhu cầu phải chuyển đổi nông nghiệp theo hướng thương mại hóa và hiện đại hóa.

Sự tác động của covid19 đến các chuỗi giá trị và các tác nhân trong chuỗi ngành hàng không giống nhau như kết quả nghiên cứu chỉ ra ngành hàng gạo ít chịu ảnh hưởng hơn so với rau quả. Để tận dụng cơ hội cũng như giảm thiểu tác động của dịch bệnh, các tác nhân trong chuỗi cần hướng đến sự liên kết chặt chẽ hơn, tăng cường bảo quản và chế biến, đặc biệt tận dụng và phát huy kênh thương mại điện tử để tiếp cận và xúc tiến thương mại tốt hơn.

Tại Hội thảo, nhiều gợi ý chính sách được đề xuất để phát triển ngành nông nghiệp bền vững, ổn định xã hội và đời sống nông dân. Những giải pháp để nâng cao ý thức nông dân thích ứng trong bối cảnh mới với những yêu cầu ngày càng khắt khe cho sản xuất và thị trường nông sản. Nâng cao khả năng thực thi các chính sách đã ban hành và đưa được vào cuộc sống một cách hiệu quả.

Các đại biểu tham dự hội thảo đề cập nên có thêm nghiên cứu về tác động của các chính sách nhằm điều chỉnh hợp lý nhất để phát huy hiệu quả. Cần huy động nhiều nguồn vốn để nghiên cứu toàn diện hơn đối với các ngành hàng để có chính sách tổng thể. Tận dụng và phát huy các định hướng lớn của Chinh phủ như công nghệ số, công nghệ nông nghiệp cao (truy xuất nguồn gốc, giám sát sản xuất thông qua blockchain…). Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại, hạ tầng sản xuất…để phát triển nông nghiệp và các chuỗi giá trị bền vững trong tình hình mới với sự tác động chưa thể dự báo trước từ đại dịch Covid19 trên toàn cầu.

Toàn cảnh Hội thảo